Tuesday, December 13, 2016

Đừng đánh giá người khác một cách cẩu thả

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người kiệt xuất, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy vẽ cho mọi người và cũng để tìm người nối nghiệp. 

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn cả so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev. 

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo: 

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi. 

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo: 

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó. Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất. Sau hai ngày, Ranga yêu cầu Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, hãy cố gắng lần nữa. 

Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút vẽ ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy. Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói: 

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì trong việc đó. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não.Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, con cũng nên nhớ đừng bao giờ đánh giá người khác một cách cẩu thả. 

Sưu tầm

Những bài học về kinh doanh bạn nên đọc một lần ?

 5 BÀI HỌC KINH DOANH HỮU ÍCH


1. Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

==> Bài học kinh doanh rút ra: “Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

2. Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

==> Bài học kinh doanh rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

3. Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

==> Bài học kinh doanh rút ra: Đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

4. Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

==> Bài học kinh doanh rút ra: Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

5. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

==> Bài học kinh doanh rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Alpha & Omega DP

Hướng dẫn đọc hiểu các thông số trên thẻ nhớ SD

Hướng dẫn đọc hiểu các thông số trên thẻ nhớ SD


Như các bạn đã biết, phía trước thẻ là nhãn tem được in đầy đủ thông tin với rất nhiều thông số khác nhau. Nhưng bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của chúng? Hãy cùng Sonynex tìm hiểu và lựa chọn loại thẻ nhớ phù hợp nhất cho các dòng máy ảnh Sony nhé:
1. Tên thẻ nhớ: Sony, Lexar,..... Chỉ đơn giản là đề tên hãng và các ký hiệu phân chia từng phân khúc thẻ nhớ hướng tới từng nhóm người dùng khác nhau
2. Tốc độ đọc: Tốc độ đọc dữ liệu của thẻ nhớ
3. Loại thẻ nhớ: Bao gồm SD, SHDC, SDXC. Mỗi loại thẻ nhớ thì có dung lượng và tốc độ khác nhau
4. Một cách đánh giá tốc độ thẻ nhớ khác, sử dụng công thức sau để chuyển về MB/s: chỉ số X / 6.6666 = MB/s. Ví dụ thẻ 1000X: 1000 ÷ 6.666 = 150 MB/s
5. Xếp loại Class thẻ nhớ: Đây là tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu của thẻ nhớ. Hiện tại thẻ nhớ Class 10 là cao nhất, có khả năng ghi 10MB/s. Class thẻ chậm nhất là Class 2, có nghĩa là tốc độ ghi 2MB/s
6. Xếp loại UHS: Xếp loại UHS và Class có ý nghĩa tương tự nhau. Thẻ nhớ UHS U1 có nghĩa tốc độ ghi tối thiểu là 10MB/s, và thẻ UHS U3 có nghĩa là 30MB/s. Tuy nhiên đánh giá thẻ nhớ theo xếp loại UHS có ý nghĩa quan trọng hơn trong quay phim độ phân giải 4K: tốc độ dữ liệu tối thiểu phải cao hơn để không bị giảm khung hình. Với nhiếp ảnh gia, thẻ nhớ UHS U1 hay Class 10 thì cũng không khác gì nhau; tuy nhiên thẻ nhớ UHS thì sẽ cho hiệu năng tốt hơn với những thiết bị hỗ trợ kiến trúc UHS. Để dễ hình dung, nếu bạn sử dụng một thiết bị không hỗ trợ UHS, thì thẻ nhớ UHS U3 cũng sẽ được máy ghi nhận như một thẻ nhớ Class 10.
7. Chỉ số này cho biết tiêu chuẩn UHS của thẻ là gì. Hiện có 4 tốc độ băng thông cho thẻ nhớ: Normal (Bình thường), High (Cao), UHS I (Ultra High Speed), và UHS IICon số này cho biết kiến trúc băng thông của thẻ nhớ là loại nào. Sự phân loại này được thiết kế trên lý thuyết về tốc độ dữ liệu của thẻ nhớ, cũng như dung lượng mà thẻ có thể chứa được. Tuy vậy đối với người tiêu dùng bình thường, không có sự khác biệt nào giữa thẻ UHS I và thẻ UHS II.
Theo http://sonynex.vn

Các hãng sản xuất bộ nhớ ?

Kingston



Kingston Technology là nhà sản xuất các bộ nhớ DRAM độc lâp lớn nhất thế giới, hiện tại đang sở hữu 46% thị phần DRAM toàn cầu, theo iSuppli. Kingston cũng được cho rằng là nhà cung cấp sản phẩm bộ nhớ flash lớn thứ hai thế giới. Gartner xếp hạng Kingston là nhà cung cấp số một thế giới về ổ USB, số ba về thẻ nhớ và số năm về ổ cứng thể rắn.

Transcend

Transcend Information Inc là một công ty Đài Loan sản xuất và phân phối các sản phẩm bộ nhớ lưu trữ. Danh mục sản xuất của Transcend bao gồm hơn 2000 sản phẩm từ chip nhớ, thẻ nhớ, USB, máy nghe nhạc, ổ cứng di động đến các sản phẩm multimedia, cạc đồ họa và một số phụ kiện khác. Transcend là nhà sản xuất USB lớn thứ 3 trên thế giới sau SanDisk và Kingston với 8,7% thị trường toàn cầu.


Sandisk

SanDisk là một tập đoàn Israel-Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và sản xuất bộ nhớ flash, giải pháp lưu trữ và phần mềm. SanDisk được thành lập năm 1988 bởi 3 thành viên là Tiến sĩ Eli Harari, Jack Yuan và Sanjay Mehrotra, những chuyên gia về bộ nhớ non-volatile. SanDisk được xếp hạng trong top 500 công ty lớn nhất nước Mỹ, có trụ sở đặt tại Silicon Valley và một nữa doanh số xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản phẩm của SanDisk được bày bán tại hơn 260.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia.


Lexar


LexarMedia INC là một công ty Mỹ chuyên sản xuất thẻ nhớ, USB. Các sản phẩm của Lexar rất chất lượng và cao cấp, tuy nhiên chưa phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam. Lexar là công ty con của tập đoàn Micron, nhà sản xuất bộ nhớ flash hàng đầu ở Mỹ. Lexar hiện đang sở hữu thẻ nhớ Compact Flash có tốc độ nhanh nhất thế giới.


Sony

Sony, là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, với trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo, Nhật Bản, và là tập đoàn điện tử đứng thứ 5 thế giới với 81,64 tỉ USD (2011). Sony là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, sản xuất tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và đồ dân dụng khác.


Samsung

Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để xây dựng nhà máy chế tạo NAND Flash đầu tiên của mình tại Trung Quốc.


Eye Fi

Eye-Fi là một công ty Mỹ trụ sở đặt tại Mountain view, California chuyên sản xuất thẻ SD và SDHC Wifi với tính năng truyền hình ảnh không dây và tương thích với hầu hết các hãng sản xuất máy ảnh lớn.


Toshiba

Công ty Toshiba là một công ty đa quốc gia công nghệ cao có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản. Toshiba hiện đang là một trong những nhà cung cấp chip nhớ lớn trên thế giới,sản phẩm chủ yếu của hãng trong lĩnh vực lưu trữ là thẻ nhớ,USB ,bộ nhớ flash cho SSD


Seagate

Seagate tên đầy đủ là Seagate Technology, là một trong những nhà sản xuất ổ đĩa cứng lớn nhất thế giới. Được sáp nhập vào năm 1978 với tên cũ là Shugart Technology, hãng Seagate hiện nay hợp nhất tại Dublin, Ireland và có các văn phòng điều hành chính đặt tại Scotts Valley, California, Hoa Kỳ


Pisen

Được thành lập từ năm 1994, Điện tử PISEN từng bước thiết lập danh tiếng trên con đường tự phát triển thương hiệu của mình. Với việc tạo ra cá sản phẩm chất lượng cao thời thượng PISEN đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Sản lượng tăng nhanh chóng và liên tục đứng đầu ngành.


Western Digital

Công ty Western Digital (viết tắt là WDC hay WD) là một trong những công ty chuyên sản xuất ổ cứng máy tính lớn nhất thế giới cùng với seagate. WD được thành lập vào năm 1970 bởi 1 cựu nhận viên Motorola và nhanh chóng trở thành một công ty sản xuất chất bán dẫn lớn.


Corsair

Corsair Components, Inc là một công ty sản xuất thiết bị ngoại vi cho máy tính có trụ sở tại Fremont, California. Được thành lập tại California vào tháng 1 năm 1994 và thành lập lại ở Delaware vào năm 2007. Vào tháng giêng năm 2010, công ty được thành lập lại ở Delaware với cái tên Corsair Components, Inc.


Crucial

Micron Technology, Inc là một công ty toàn cầu của Mỹ có trụ sở tại Boise, Idaho trong đó sản xuất nhiều hình thức của các thiết bị bán dẫn, bao gồm cả DRAM, bộ nhớ flash, và ổ đĩa rắn (SSD). Sản phẩm của Micron được bán trên thị trường dưới nhãn hiệu Crucial Technology và Lexar. Micron Technology nằm trong top 5 các công ty sản xuất chất bán dẫn trên thế giới.


Plextor

Plextor được biết đến như nhà sản xuất ổ đĩa quang chất lượng hàng đầu thế giới.Không dừng lại ở đây năm 2011 Plextor đã đặt chân vào thị trường SSD với các sản phẩm chất lượng cao với các công nghệ tiên tiến


PNY

PNY Technologies, Inc là công ty chuyên sản xuất thẻ nhớ, USB flash, ổ đĩa thể rắn (SSD), memory upgrade modules , bộ sạc pin di động, dây cáp, sạc, adapter, cũng như card đồ họa (Graphics card). Công ty có trụ sở tại Parsippany-Troy Hills, New Jersey Mỹ. PNY là viết tắt của Paris, New York, khi họ sử dụng để phân phối các module bộ nhớ của họ từ Paris, Pháp đến New York.


Adata

ADATA Technology Co, Ltd là một công ty chuyên sản xuất bộ nhớ và thiết bị lưu trữ Đài Loan, được thành lập tháng 5 năm 2001 bởi Simon Chen. dòng sản phẩm chính bao gồm các module DRAM, USB, USB hard drives, thẻ nhớ CompactFlash, ổ cứng thể rắn (SSD) và Express Cards. Trong năm 2007, ADATA là nhà sản xuất DRAM lớn thứ 3 trên thế giới với thị phần 7,6%.


Intel

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAMvà DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này.


Xiaomi

Xiaomi được thành lập vào 2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức đầu tư lớn là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture Partners đến từ Trung Quốc. Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán các mẫu smartphone, ứng dụng, đồ điện tử tiêu dùng hàng đầu cho thị trường Trung Quốc.


Lacie

LaCie là một công ty phần cứng máy tính của Pháp chuyên về ổ cứng ngoài, RAID arrays, ổ đĩa quang, ổ Flash, và màn hình máy tính. LaCie chuyên sản xuất ổ đĩa cứng có dung lượng lên đến vài terabyte với chuẩn kết nối thông dụng đến cao cấp (FireWire 400, FireWire 800, cổng eSATA, USB 2.0, USB 3.0, Thunderbolt).


Anker


Anker đã được thành lập năm 2009, là sản phẩm trí tuệ của một nhóm nhân viên làm việc tại google. Anker là một thương hiệu nổi tiếng, đứng top1 trên Amazon về phụ kiện, đặc biệt là sạc và pin dự phòng với 1/3 thị phần bán ra trên Amazon.


Orico

Orico Technology Co., Ltd được thành lập vào năm 2009 tại ShenZhen là công ty chuyên sản xuất phụ kiện máy tính như hub USB, sạc, pin dự phòng, phụ kiện di động…


SiliconPower

Silicon Power Computer & Communications Inc., được thành lập vào năm 2003 bởi một nhóm các chuyên gia nhiệt tình trong kinh doanh quốc tế, Marketing toàn cầu, và công nghiệp sản xuất Flash lưu trữ dữ liệu. Với thương hiệu độc quyền, Silicon Power đã được công nhận và được chấp nhận bởi hàng triệu người dùng tại hơn 100 quốc gia, trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới của thẻ nhớ flash, ổ đĩa flash USB, đầu đọc thẻ, các module DRAM, SSD, và ổ đĩa cứng di động trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Trụ sở chính đặt tại Đài Bắc, Silicon Power liên tục thành lập các chi nhánh khác nhau trên toàn thế giới bao gồm Hà Lan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đại lục và thị trường mới nổi khác để tiếp cận các thị trường trên toàn thế giới.


Apacer

Apacer là công đa quốc gia chuyên sản xuất các thiết bị lưu trữ như bộ nhớ Flash, USB, RAM... Được thành lập vào năm 1997 như là một nhà cung cấp các module DRAM, vào năm 1999, Apacer Technology mở rộng phạm vi sản phẩm của mình lên lưu trữ di động bao gồm bộ nhớ flash và USB.

Các thông số “x”, “class” trên thẻ nhớ có ý nghĩa gì?

Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/MicroSD và tốc độ Speed X là hiển thị tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s.
Ví dụ: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s.
Với cách đánh giá này thì người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào, vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra, Speed X lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện bạn nhìn được tới tốc độ ấy (có vẻ nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm).
Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ. Cách tính tốc độ của chuẩn này ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu, nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt.
Ví dụ: Trên thẻ ghi class 2, đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s.
Tốc độ thẻ ngày nay dần được cải thiện rất nhiều nhờ các công nghệ tiên tiến nên cho dù ở class 2 nhưng hầu hết các thẻ nhớ mới sản xuất đều đạt tốc độ ghi trung bình từ 4 ~ 6MB/s, tùy dung lượng:
Class 2 ~ 2MB/s.Class 4 ~ 4MB/s.Class 6 ~ 6MB/s.Class 10 ~ 10MB/s.
Tên gọi các loại thẻ SD
Theo Hiệp Hội Thẻ nhớ SD, tên gọi của các loại thẻ nhớ bao gồm
SD - Secure Digital (SD1.0): dung lượng 128MB ~ 2GB
SDHC - Secure Digital High-Capacity (SD2.0): dung lượng khoảng 4GB ~ 32GB
SDXC - Secure Digital eXtended-Capacity (SD3.0): dung lượng khoảng 64GB ~ 2TB
Chuẩn Secure Digital có ba kích thước khác nhau, với tên gọi là SD, MiniSD, MicroSD (tương ứng với cách gọi tuỳ dung lượng).
Ví dụ: Thẻ 4GB Micro sẽ được gọi là MicroSDHC 4GB, thẻ 64GB Micro gọi là MicroSDXC 64GB.