Saturday, November 19, 2016

FIFO là gì LIFO là gì – So sánh giữa FIFO và LIFO

I. FIFO là gì?

FIFO (First in First out – Vào trước Ra trước): Với phương pháp này, các lô hàng đầu tiên của hàng hoá nhập vào nhà kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho – từ đó được gửi vào các cửa hàng hoặc gửi trực tiếp đến khách hàng.



II. LIFO là gì?

LIFO (Last in First Out – Vào sau Ra trước): Ở phương pháp này, các hàng hoá được nhập vào kho gần nhất sẽ được xuất ra đầu tiên. Hàng hoá mới được sử dụng trước, dùng ưu tiên hơn hàng hoá cũ.



III. So sánh giữa FIFO và LIFO

LIFO

1.Khi một công ty sử dụng FIFO họ giảm được số hàng tồn kho cũ. Bởi vì FIFO đảm bảo những mặt hàng được lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được sử dụng hoặc bán trước khi chúng được coi là đã lỗi thời, từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc tiêu hủy hoặc thanh lý hàng tồn kho cũ.

Ví dụ các mặt hàng như sữa. Khi bạn lấy sữa từ kho hàng của bạn và bán nó trong cửa hàng, bạn muốn các lô hàng đầu tiên ở phía trước kệ hàng. Nếu không, khách hàng sẽ mua lô mới trước, các lô hàng cũ sẽ bị quá hạn.

2. Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, khi áp dụng phương pháp FIFO, bạn sẽ hạn chế được các rủi ro về mất giá hàng hóa.

FILO 

Phương pháp LIFO cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất của bạn. Khi các chi phí sản xuất của bạn đang tăng lên thì đây là một phương pháp tuyệt vời. Ví dụ, các sản phẩm gần đây nhất của bạn có chi phí sản xuất tăng. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá theo chi phí của các sản phẩm được sản xuất trong quá khứ, bạn sẽ thấy chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, sử dụng LIFO, bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình.

Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác – thuế. Nếu bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), bạn sẽ phải trả thuế ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp luôn muốn có!

Bạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì bạn sẽ được bán sản phẩm của bạn mà chi phí sản xuất được tính toán ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi bạn không có đủ không gian trong kho để xoay lô – nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm của bạn không có thời hạn sử dụng.

(Nguồn: Sưu tầm)

LOGISTICS là gì ?



Hiện nay, thuật ngữ Logistics ngày càng được sử dụng rông rãi, tuy nhiên, Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất. 

Logistics có thể được định nghĩa là một quá trình tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong việc chuyển dịch hàng hóa hay thông tin liên quan tới khâu đầu vào (nguyên nhiên liệu vật tư) và khâu đầu ra (sản phẩm cuối cùng) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hiểu một cách đơn giản là dịch vụ giao, nhận và lưu trữ hàng hóa.

Hoạt động của Logistics cơ bản bao gồm:

Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng . 

Các dịch vụ của Logistics bao gồm:

Dịch vụ vận tải; dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng và một số dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Hiện nay, dịch vụ logistics đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia do tính tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong xã hội, hơn nữa dịch vụ logistics còn xuất hiện với vị trí là công đoạn không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào và hiện hữu ở khắp mọi nơi như Vinatrans, Sotrans,…ở Việt Nam và trên thế giới như TNT, DHN, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOLLogistics…


1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)

Là những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics.

2PL ( Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai)

Đây là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics).2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,….

3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng)

Là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục XK, cung cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định,…3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin,…. có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường.


Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc.

Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.

4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL)

Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics

4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics.

4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm )

5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.Chìa khoá thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin. 

Nói tóm lại, ta có thể nhớ đơn giản như sau:

1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình.
2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics.
3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”
5pL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử

Tuesday, November 15, 2016

Phút suy ngẫm

Kính chào các bạn! Hôm nay bạn có khoẻ không! Hôm nay bạn vui vẻ chứ?

Các bạn thân mến! Chúc bạn một tuần mới dạt dào năng lượng.
Bài học số 1

Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.

Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.

Bài học số 2

Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”.

Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”.


Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”.

Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.

Hạnh phúc khi chia sẽ nhiều hơn

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cảm thấy bất công, cho đi quá nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu. Thực ra không phải, có một thứ mà ta đã nhận được còn đáng giá hơn thế, đó là niềm vui vô hình không thể nào chạm được.

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.



Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”.

Wednesday, November 9, 2016

ĐÂY RỒI ! Doanh nghiệp mới thành lập cần chú ý nhé bạn yêu


Ngày thành lập Doanh Nghiệp: Tính từ ngày ghi trên giấy đăng ký kinh doanh, số giấy phép đăng ký kinh doanh chính là mã số thuế của doanh nghiệp.

Điều 1

Lập tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI

(Lưu ý: Tờ khai thuế môn bài chỉ làm duy nhất lần đầu tiên này, nếu trong quá trình hoạt động không tăng hoặc giảm Vốn điều lệ thì hàng năm trong tháng đầu tiên của năm dương lịch mới DN chỉ cần đi nộp thuế môn bài chứ không cần làm tờ khai nữa, Doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/7 thì tháng 12 cuối năm nộp lại tơ khai thuế môn bài cho năm sau - mức thuế nguyên năm)
Ra ngân hàng nộp thuế môn bài (đăng ký nộp thuế điện tử) theo bậc tùy DN: (Ngày thành lập trước 1/7 thì nộp cả năm, sau 1/7 thì nộp nửa năm)

Kiến thức MIỄN PHÍ cần nắm khi công ty mới thành lập xong

Khi bạn mới mở công ty để bắt đầu sự nghiệp làm ăn của mình, cần tìm hiểu vài điều sau đây cho công ty của bạn.

Là chủ Doanh nghiệp không phải bắt buộc bạn phải nắm tất cả các quy định và luật về kế toán thuế - nhưng cũng phải tìm hiểu và nắm theo kiểu nô na về những quy định để tránh sai phạm và kiểm soát được tình hình công ty - tránh bị tung hoả mù bởi những dịch vụ (họ hù doạ quá mức vấn đề), hoặc những kế toán không có tâm trong nghề. Nói chung kiến thức là luôn quan trọng và cần thiết.

Doanh nghiệp mới thành lập ? NGAY BÂY GIỜ hãy kiểm tra những điều quan trọng về kế toán cần làm như sau

Những lưu ý cho Công ty mới thành lập - bạn cần phải biết những điều cơ bản sau?

1. Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn thì không cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

2. Công ty đầu ra không chịu thuế ( Ví dụ : dạy học ) thì không phải nộp tờ khai thuế GTGT.

3. Hóa đơn đầu vào quên chưa kê khai ví dụ năm 2015 thì được quyền kê khai bổ sung vào năm 2016

SỰ THẬT về không phát sinh giao dịch mua bán bạn vẫn kê khai thuế ?

- Khi công ty bạn mới thành lập nên chú ý những vấn đề sau nhé!

Nếu Không Phát Sinh Mua Bán Có Phải Khai Thuế Hay Không?

Nếu trong kì không phát sinh mua bán thì có phải kê khai thuế không? Nếu có thì sẽ nộp những gì và cần những thủ tục gì?

1.Tờ khai thuế theo tháng, quý.

a.Thuế GTGT.

- Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 10, Khoản 1, Điểm c quy định về nguyên tắc tính thuế, khai thuế như sau: