Thursday, October 27, 2016

Ai bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp ?

Đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp


Trước khi thành lập doanh nghiệp các bạn phải biết được mình thuộc đối tượng nào? Có bị cấm thành lập doanh nghiệp hay không? Bởi trong luật doanh nghiệp quy định rõ những đối tượng không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Định Hướng và Phát Triển Doanh Nghiệp xin chia sẻ thông tin giúp Quý khách hàng có thể tham khảo đọc hiểu nắm bắt được mình có nằm ngoài những đối tượng dưới đây hay không để có được sự khởi đầu tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:


Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;


Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;


Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;


Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;


Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;


Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;


Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.


Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo khoản 2, Điều 94 Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (Hạn chế trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do trường hợp bất khả kháng).


Cá nhân đã đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 141, Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005)


Dùng công quỹ để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14, Nghị định102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật: Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.


Trong đó, tài sản của Nhà nước và công quỹ bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên; Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài;


Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị

No comments:

Post a Comment